star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Mục tiêu Đào tạo và Chuẩn đầu ra


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Quản trị Kinh doanh Marketing
Trình độ Đào tạo:  Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy


Thời gian đào tạo:

Đào tạo theo Học chế Tín chỉ.
Thời gian đào tạo: 4 năm.

1. Mục tiêu Chương trình

Chương trình Đào tạo Quản trị Kinh doanh Marketing cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh nói chung và lĩnh vực marketing nói riêng trong xu hướng hội nhập và phát triển.Mục tiêu chung của chương trình ngành Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Marketing nắm vững kiến thức nền tảng, hiện đại về quản trị kinh doanh nói chung và đặc biệt chuyên sâu trong lĩnh vực marketing; có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm với xã hội; có năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các hoạt động marketing một cách hiệu quả cho các doanh nghiệp.


Học Quản trị Kinh doanh Marketing tại Đại học Duy Tân

2. Chuẩn đầu ra của Chương trình

Ngay khi hoàn thành Chương trình Đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh Marketing sinh viên có khả năng:
(a) Khả năng áp dụng kiến thức về hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra vào công tác quản trị của doanh nghiệp;
(b) Khả năng nghiên cứu, tổ chức điều tra thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động của tổ chức;
(c) Vận dụng được kiến thức quản trị phát triển sản phẩm, quản lý kênh phân phối, quản trị hoạt động bán hàng, quản trị hoạt động quan hệ công chúng, quản trị hoạt động truyền thông Marketing vào hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.
(d) Khả năng hình thành những ý tưởng mới về Marketing và xây dựng chiến lược Marketing cho tổ chức.
(e) Kỹ năng thu thập dữ liệu, xử lý, phân tích thông tin hiệu quả để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Marketing của doanh nghiệp;
(f) Khả năng thương thuyết, đàm phán với đối tác bên trong và ngoài doanh nghiệp.
(g) Khả năng làm việc hiệu quả trong các các nhóm đa ngành, đa lĩnh vực;
(h) Khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp phục vụ giải quyết công việc của doanh nghiệp.
(i) Có đạo đức nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh;
(j) Yêu nghề, nhiệt huyết, tiếp thu sự sáng tạo và cải tiến trong công việc;
(k) Khả năng tự nghiên cứu cập nhật kiến thức mới theo hướng phát triển hiện đại và nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời.