CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC CỦA TRƯỜNG KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030
Phần 1 - CĂN CỨ VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG KINH TẾ
1.1. Căn cứ xây dựng chiến lược phát triển Trường kinh tế
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, XI, XII;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14/7/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12, ngày 1/7/2010 của Quốc hội;
- Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13, ngày 18/6/2012 của Quốc hội; Luật Giáo dục Đại học sửa đổi số 34/2018/QH14, ngày 19/11/2018 của Quốc hội;
- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02/11/2015 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020;
- Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020;
- Điều lệ Trường Đại học ban hành theo quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương;
- Căn cứ chiến lược phát triển Trường Đại học Duy Tân giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Duy Tân, của trường Kinh tế thuộc trường Đại học Duy Tân;
- Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Duy Tân đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
1.2. Quan điểm xây dựng chiến lược phát triển Trường kinh tế - Trường Đại học Duy Tân
Đưa Trường Kinh tế phát triển trở thành trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Duy Tân có tư cách pháp nhân đầy đủ và được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chấp thuận.
Phát triển Trường Kinh tế ngang tầm song có nhiều điểm khác biệt đặc trưng so với các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên nói chung.
Tập trung tăng cường xây dựng các chương trình đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo; đảm bảo tạo được sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng về kỹ thuật và công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cho địa bàn các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo sự đồng bộ và gắn kết với nhu cầu xã hội qua thị trường lao động và doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược nâng cao khả năng hội nhập, năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của trường Kinh tế nói riêng và Đại học Duy Tân nói chung.
Chú trọng phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển của Nhà trường với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên; kết hợp chặt chẽ sự phát triển của nhà trường với nhu cầu của thị trường lao động; gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển của nhà trường với sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các bên liên quan bên ngoài. Góp phần thúc đẩy Trường Kinh tế nói riêng và Đại học Duy Tân nói chung phát triển chất lượng, tự chủ đại học, tự chủ học thuật và khẳng định thương hiệu trong nước và quốc tế.
Phần 2 - SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ GIÁ TRị CỐT LÕI
2.1. Sứ mạng
Sứ mệnh của Trường Kinh tế - trường Đại học Duy Tân là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo thuộc khối ngành kinh doanh và quản lý để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
2.2. Tầm nhìn đến năm 2025
Đến năm 2025, Trường Kinh tế - Trường Đại học Duy Tân trở thành một cơ sở đào tạo có tư cách pháp nhân độc lập, thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo thuộc khối ngành kinh doanh và quản lý có chất lượng, uy tín, xếp vào top 10 trong các cơ sở đào tạo kinh doanh và quản lý ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, tiến tới xây dựng Trường trở thành trường đại học theo định hướng ứng dụng.
2.3. Hệ thống giá trị cốt lõi
- Tạo ra môi trường thuận lợi để mọi người phát huy sáng tạo, phát triển tài năng; mang lại cho người học môi trường học tập, nghiên cứu tiên tiến để nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, sáng kiến để tự thân lập nghiệp, cạnh tranh được về việc làm và cơ hội học tập trong môi trường quốc tế;
- Coi trọng chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững;
- Đáp ứng nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực, trình độ cao.
Phần 3 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Trường Kinh tế - thuộc trường Đại học Duy Tân giai đoạn năm 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là : “Xây dựng, phát triển Trường Kinh tế - Trường Đại học Duy Tân thành trường đại học ứng dụng có tư cách pháp nhân đẩy đủ; trở thành một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, tư vấn dịch vụ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và quản lý có uy tín tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên”.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đạt và vượt chuẩn của một trường đại học theo quy định.
- Phấn đấu đến năm 2025, toàn trường sẽ có 7-10 ngành với 20 - 25 chuyên ngành đào tạo cử nhân, 5 - 7 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 4-5 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 1.500 - 2.000 sinh viên hệ chính quy, 200 - 350 học viên cao học, 10 - 15 nghiên cứu sinh.
- Phấn đấu đến 2025, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt 80 - 85%, có 1 - 2 giáo sư, 2 - 5 phó giáo sư, 5 - 10 tiến sĩ.
- Tích cực bổ sung đội ngũ giảng viên mỗi năm có thêm từ 3 - 5 giảng viên mới đến năm 2025 toàn Trường có khoảng 200 - 250 giảng viên.
- Có 1 - 3 đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ được nghiệm thu với kết quả tốt, 5 – 10 đề tài NCKH cấp cơ sở được nghiệm thu thành công.
- Tập trung xây dựng một số ngành trọng điểm, có 1 – 2 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng như AACSB, AUN phấn đấu trong đến năm 2025 có thêm 1 - 2 chuyên ngành đào tạo cử nhân hoặc thạc sĩ liên kết với các trường tiên tiến ở nước ngoài.
Phần 4 - CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC CỦA TRƯỜNG KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN ĐẾN NĂM 2025
Để đạt được sức mạng và mục tiêu của chiến lược đề ra, Trường Kinh tế - Trường Đại học Duy Tân phải xây dựng các chính sách phù hợp với chiến lược phát triển. Trong đó chiến lược của trường Kinh tế tập trung vào 8 lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực 1 : Tổ chức và quản lý
- Lĩnh vực 2 : Đội ngũ cán bộ
- Lĩnh vực 3 : Công tác đào tạo
- Lĩnh vực 4 : Người học
- Lĩnh vực 5 : Khoa học và công nghệ
- Lĩnh vực 6 : Hợp tác quốc tế
- Lĩnh vực 7 : Cơ cở vật chất
- Lĩnh vực 8 : Tài chính
4.1. Chiến lược về phát triển Tổ chức và quản lý
4.1.1. Mục tiêu
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy phù hợp với hệ thống tổ chức Đại học Duy Tân, đồng bộ, hoạt động hiệu quả, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ được HĐQT, Hội đồng trường giao.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động về nhân sự và hệ thống văn bản quản lý. Kiện toàn tổ chức, quản lý và xây dựng đội ngũ không chỉ dựa trên tiềm năng đào tạo tại chỗ mà còn chú trọng thu hút nhân lực chất lượng cao từ nơi khác. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tự học, tự rèn luyện nâng cao năng lực quản lý. Chọn đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo có nhiệt huyết, có năng lực.
4.1.2. Chỉ số và lộ trình thực hiện
Đến năm | Chỉ số/Nội dung thực hiện |
---|---|
2021 |
- Hình thành các phòng ban chức năng nòng cốt liên quan đến công tác đào tạo của trường như phòng Tổng hợp |
2025 |
- Có cơ cấu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh và tương đương với 01 trường Đại học thành viên với tư cách pháp nhân đầy đủ. |
4.1.3. Giải pháp thực hiện
- Biên soạn và ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Trường kinh tế gắn với các thành viên của Trường Đại học Duy Tân.
- Ban hành các quy định cụ thể về tái cấu trúc bộ máy có liên quan đến tổ chức của Trường như tái cấu trúc các tổ chức đoàn thể; thành lập các phòng ban các khoa theo thứ tự ưu tiên các công tác và lộ trình phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động. Đến năm 2025, cơ cấu tổ chức của trường Kinh tế như sau:
- Hoàn thiện hệ thống hóa các văn bản quản lý, quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của từng đơn vị, phòng ban trong trường Kinh tế.
4.2. Chiến lược về phát triển Đội ngũ cán bộ
4.2.1. Mục tiêu
Phát triển đội ngũ được xác định là chiến lược trọng tâm, là tiền đều quan trọng để giữ vững, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dưng được đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng với cơ cấu hợp lý và tinh giản. Đội ngũ này phải có phẩm chất đạo đức, nhiệt huyết với nghề, gắn bó với Trường.
4.2.2. Chỉ số và lộ trình thực hiện
Đến năm | Chỉ số/Nội dung thực hiện |
2021 |
- Tổng số cán bộ giảng viên của trường là 183 người (cơ hữu A,B,C); Trong đó có 180 giảng viên, 3 chuyên viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học chiếm gần 75% với 7 PGS, 20 TS, 106 ThS, 47 Cử nhân. |
2025 |
- Đảm bảo có đầy đủ đội ngũ nhân lực giữ ngành. |
4.2.3. Giải pháp thực hiện
- Xây dựng chính sách thu hút đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm bên cạnh việc tuyển chọn bổ sung đội ngũ giảng viên trẻ, có năng lực và ưu tiên tuyển các cán bộ có học vị thạc sĩ, tiến sĩ và tốt nghiệp từ các trường Đại học có uy tín ở nước ngoài, bằng cấp được thừa nhận tại Việt Nam.
- Xây dựng chính sách bắt buộc nhưng có hỗ trợ cho giảng viên học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; khuyến khích các tiến sĩ tiếp tục nâng cao năng lực NCKH, tích lũy công trình, kết quả công việc làm cơ sở đề nghị xét phong hàm PGS, GS.
- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý tại từng khoa sát với học hàm, học vị, chuyên môn và sự tín nhiệm của tập thể.
- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn, đối mới công tác quản lý, minh bạch các hoạt động.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tin học và ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ các phòng ban chức năng.
- Xây dựng chính sách nâng cao năng lực NCKH cho giảng viên, đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý thuyết với thực tiễn, tăng cường việc hợp tác với doanh nghiệp.
4.3. Chiến lược về phát triển Công tác đào tạo
4.3.1. Mục tiêu
Phát triển quy mô và chất lượng đào tạo đại học và sau đại học một cách hợp lý, đào tạo theo nhu cầu xã hội tập trung vào các ngành thế mạnh thuộc lĩnh vực kinh doanh và quản lý của Trường như QTKD, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Luật.
4.3.2. Chỉ số và lộ trình thực hiện
Đến năm | Chỉ số/Nội dung thực hiện |
---|---|
2021 |
- Trường hiện có 3 ngành đào tạo Tiến sĩ, 4 ngành Thạc sĩ, 5 ngành Đại học với 16 chuyên ngành; |
2025 |
- Mở rộng thêm thành Trường hiện có 3 ngành đào tạo Tiến sĩ, 4 ngành Thạc sĩ, 8-10 ngành Đại học với 20 - 25 chuyên ngành; |
4.3.3. Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục ổn định quy mô đào tạo với số lượng tăng hàng năm từ 10-15%; đảm bảo cân đối giữa các ngành nghề đào tạo trong trường; mở rộng thêm các địa bàn liên kết đào tạo ngoài các địa bàn truyền thống như Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đăk Lăk. Đến năm 2030, quy mô đào tạo của trường Kinh tế là 10.000 sinh viên.
- Lập đề án nâng cấp từ chuyên ngành đã đào tạo đại học từ trước đến nay thành ngành và mở một số ngành mới như: Kiểm toán, Kinh doanh thương mại, Marketing (2021), Luật quốc tế, Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng (2023).
- Phát triển liên kết đào tạo đặc biệt là đào tạo đại học từ xa (elearning), đào tạo sau đại học với các trường cao đẳng, đại học tại các tỉnh thành phố, tập trung vào địa bàn các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
- Rà soát, cập nhật chương trình đào tạo cho phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và nhu cầu của xã hội.
- Hoàn thiện công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi cử và từng bước nâng cao chất lượng công tác đào tạo của Trường Kinh tế khi được phân cấp và chuyển giao các chức năng nhiệm vụ từ Ban đào tạo của trường ĐH Duy Tân.
- Thiết lập bộ phận chuyên trách công tác quản bá, tuyển sinh; chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động tuyển sinh, truyền thông, tư vấn nhằm chủ động tạo nguồn tuyển sinh các bậc và hệ đào tạo.
- Phối hợp với các khoa, trung tâm xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội và người học. Tăng nguồn thu tài chính cho nhà trường.
- Phối hợp đề xuất các biện pháp đổi mới hoạt động đào tạo, cải tiến chất lượng đào tạo theo hướng tăng kỹ năng thực hành, nâng cao khả năng thích ứng của người học với thực tiễn.
- Hệ thống hồ sơ chuyên môn của giảng viên ở tất cả các môn học đều đảm bảo đạt chuẩn và cập nhật hàng năm. Phấn đấu đến năm 2020, 60-80% các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo phải có giáo trình chuẩn do các khoa thuộc trường biên soạn và xuất bản toàn quốc.
4.4. Chiến lược về phát triển Người học
4.4.1. Mục tiêu
Trong quá trình đào tạo, người học đóng vai trò trọng tâm trong nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy người học phải được thụ hưởng các điều kiện được nhà trường đầu tư và cam kết từ khi nhập học. Các hoạt động liên quan đến người học được Trường thực hiện theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ; đảm bảo năng lực của người học sau khi tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thỏa mãn nhu cầu của thị trường lao động.
4.4.2. Chỉ số và lộ trình thực hiện
Đến năm | Chỉ số/Nội dung thực hiện |
---|---|
2021 |
- Có trên 80% sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm sau 6 tháng kể từ ngày tốt nghiệp; |
2025 |
- Có trên 80% sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo sau 1 năm kể từ ngày tốt nghiệp. |
4.4.3. Giải pháp thực hiện
- Rà soát, cập nhật và điều chỉnh chuẩn đánh giá người học đáp ứng chuẩn đầu ra công bố.
- Có chương trình hành động thiết thực gắn kết giữa nhà trường và thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của nhà trường.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp và đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Kiểm tra chặt chẽ, sâu sát chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp, thực hiện phương pháp đánh giá từ bên ngoài (người sử dụng lao động) kết hợp đánh giá bên trong (Nhà trường).
- Có phương án khai thác nguồn tài trợ, học bổng hỗ trợ sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn.
- Triển khai số hóa và công khai hóa các nguồn tài liệu học tập, hệ thống tra cứu đạo văn để đánh giá tính liêm chính trong học thuật của sinh viên, học viên sau đại học.
- Tổ chức các hội chợ việc làm hàng năm cho sinh viên tốt nghiệp có cơ hội.
- Tổ chức các hoạt động thiết thực để hỗ trợ sinh viên trong học tập, NCKH và đảm bảo kích thích sinh viên nỗ lực tham gia hoạt động NCKH, đổi mới sáng tạo.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong sinh hoạt, học tập và nghiên cứu của sinh viên.
4.5. Chiến lược về phát triển Khoa học công nghệ
4.5.1. Mục tiêu
Đảm bảo hoạt động NCKH và phát triển KHCN của Trường Kinh tế có những đóng góp mới cho khoa học, giá trị ứng dụng thực tiễn, phát triển KHCN gắn với đào tạo phục vụ đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, quốc tế hóa phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học.
Nâng cao năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên ngang tầm với các trường đại học có uy tín trên địa bàn và trong cả nước.
4.5.2. Chỉ số và lộ trình thực hiện
Đến năm | Chỉ số/Nội dung thực hiện |
---|---|
2021 |
- Tỷ lệ GV cơ hữu tham gia NCKH chỉ đạt từ 40-50%. |
2025 |
- Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 hội thảo cấp quốc gia/quốc tế. |
4.5.3. Giải pháp thực hiện
- Định kỳ 1 quý/ lần tổ chức các hoạt động senimar, workshop liên khoa.
- Tổ chức các khóa học bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu, cách thức viết các bài báo khoa học quốc tế một cách định kỳ cho giảng viên và sinh viên.
- Tổ chức các nhóm nghiên cứu liên quan để cùng trao đổi về định hướng nghiên cứu và công bố trong và ngoài nước.
- Tăng cường việc thiết lập, mở rộng mối quan hệ với các đối tác bên ngoài đặc biệt là các Sở KHCN, phòng Hạ tầng và KHCN các quận, huyện để tìm kiếm các đề tài NCKH ứng dụng cơ sở tại các tỉnh, thành, huyện.
- Tổ chức các nhóm giảng viên có chuyên môn tốt, tham gia bàn bạc và đấu thầu hồ sơ các đề tài cấp Bộ, Nafosted.
- Định kỳ tổ chức gặp mặt SV các khoa, liên khoa để định hướng, hỗ trợ và tư vấn giúp SV việc NCKH.
- Thành lập Viện nghiên cứu kinh doanh và quản lý trực thuộc trường để đầu tư, thu hút các cán bộ nghiên cứu.
- Mỗi một bộ môn/ khoa đăng ký và thực hiện ít nhất 01 giáo trình, sách tham khảo xuất bản cho mỗi năm học.
- Tổ chức Hội nghị NCKH của giảng viên và sinh viên theo định kỳ hàng năm học (vào tháng 5, 6 hàng năm)
4.6. Chiến lược về phát triển Hợp tác quốc tế
4.6.1. Mục tiêu
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động đào tạo, NCKH, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giảng viên; xây dựng các chương trình đào tạo liên kết đại học và sau đại học với nước ngoài.
4.6.2. Chỉ số và lộ trình thực hiện
Đến năm | Chỉ số/Nội dung thực hiện |
---|---|
2021 |
- Có 6 chương trình tài năng – HP (Kế toán quản trị, Luật kinh doanh, Quản trị tài chính, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing & chiến lược, Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng); |
2025 |
- Có 10 chương trình tài năng – HP; |
4.6.3. Giải pháp thực hiện
- Xây dựng bộ phận hợp tác quốc tế chuyên trách với các cán bộ có năng lực giỏi ngoại ngữ, năng động để tìm kiếm các cơ hội hợp tác quốc tế.
- Kêu gọi các tiến sĩ khối ngành Kinh doanh và quản lý nước ngoài tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ ( Post-Doc) tại trường Kinh tế - trường ĐH Duy Tân.
- Tuyển dụng các giảng viên, cán bộ nghiên cứu học tập từ các nước phát triển về trường làm việc và kết nối mối quan hệ với trường cũ của các giảng viên này.
- Xây dựng mạng lưới kết nối với các nhà khoa học ở nước ngoài trong nghiên cứu và công bố các bài báo quốc tế.
- Thúc đẩy hơn nữa chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học trong khối P2A, các nước châu Á, Mỹ đã thực hiện từ trước đến nay.
- Có chiến lược tăng cường công tác quảng bá, truyền thông giới thiệu về trường với các đối tác ở nước ngoài.
- Kêu gọi các đối tác hợp tác cử chuyên gia giảng dạy tại trường đồng thời nhà trường cũng có chính sách chọn lọc giảng viên đạt chuẩn để gửi đi trao đổi theo định kỳ.
- Thường xuyên tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế, đẩy mạnh việc giao lưu trao đổi học thuật mở rộng quan hệ, tìm kiếm các đối tác hướng đến một mạng lưới liên kết mở rộng, quảng bá hình ảnh nhà trường một cách rộng rãi.
4.7. Chiến lược về phát triển Cơ sở vật chất
4.7.1. Mục tiêu
Tập trung mọi nguồn lực để chuẩn hóa cơ sở vật chất của trường Kinh tế - trường ĐH Duy Tân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phấn đấu ngang bằng với các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn và khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
4.7.2. Chỉ số và lộ trình thực hiện
Đến năm | Chỉ số/Nội dung thực hiện |
---|---|
2021 |
- Quy hoạch văn phòng làm việc các phòng ban của trường Kinh tế đặt tại cơ sở 209 Phan Thanh, 254 Nguyễn Văn Linh. |
2025 |
- Có đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng hoạt động đào tạo và nghiên cứu. |
4.7.3. Giải pháp thực hiện
- Xây dựng cơ sở vật chất dựa trên quy mô đào tạo và định hướng phát triển thành Đại học Duy Tân. Quy mô sinh viên dự kiến đến năm 2025 là từ 7.000 – 10.000 sinh viên và Trường ĐH Duy Tân có ít nhất 5 – 7 trường thành viên trực thuộc và cùng sử dụng khai thác một số các cơ sở vật chất chung mà trường đã xây dựng, đầu tư.
- Đầu tư và nâng cấp các thiết bị, phòng máy tính, phòng thực hành ảo, các phần mềm chuyên dụng về ERP, kế toán, kiểm toán, kê khai thuế..với các phiên bản cập nhật.
- Mua mới các giáo trình, tài liệu cho thư viện kinh tế để đảm bảo tối thiểu cho giảng viên, sinh viên sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập trực tiếp hoặc tra cứu qua internet.
- Các phòng học, phòng thực hành, phòng đọc đảm bảo diện tích phục vụ cho công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Hiện đại hóa giảng đường, thư viện; xây dựng hệ thống thư viện điện tử và kết nối với các thư viện quốc gia, thư viện trung tâm học liệu các trường đại học lớn trong và ngoài nước.
4.8. Chiến lược về phát triển công tác Tài chính
4.8.1. Mục tiêu
Trong ngắn hạn, mục tiêu của chiến lược tài chính là xây dựng chính sách tài chính hợp lý, phù hợp với quy chế chi tiêu nội bộ nhằm đảm bảo cho các hoạt động của Trường để từng bước cải thiện đời sống của cán bộ giảng viên.
Về dài hạn, cần xây dựng chính sách tài chính theo hướng chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu tài chính, khai thác triệt để các nguồn từ đào tạo, NCKH, ứng dụng các đề tài KHCN. Tiến dần đến việc quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ dưới sự quản lý và kiểm soát của HĐQT, Ban giám đốc ĐH Duy Tân.
4.8.2. Chỉ số và lộ trình thực hiện
Đến năm | Chỉ số/Nội dung thực hiện |
2021 |
- 100% nguồn thu chủ yếu từ học phí, lệ phí của sinh viên, học viên |
2025 |
- Cơ cấu nguồn thu sẽ là 70% từ học phí, lệ phí; 20% từ các nguồn thu do đào tạo ngắn hạn; 10% từ các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ. |
4.8.3. Giải pháp thực hiện
- Thành lập các trung tâm đào tạo ngắn hạn như Trung tâm đào tạo kế toán, trung tâm tư vấn luật, trung tâm thu thập và xử lý dữ liệu…để tăng nguồn thu cho trường Kinh tế.
- Cho chiến lược xây dựng mạng lưới cựu SV và tạo lập, huy động Quỹ hỗ trợ nghiên cứu, học tập cho GV, SV trường Kinh tế từ các cực sinh viên, các mạnh thường quân và doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn.
- Rà soát và xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, quy chế chi tiêu tài chính đặc thù cho trường Kinh tế để tạo động lực cho giảng viên, cán bộ.
- Điều chỉnh khung học phí của các hệ đào tạo theo hướng xác định đầy đủ chi phí đào tạo.
- Tăng cường, mở rộng các hoạt động KHCN, khuyến khích các nhóm giảng viên tham gia đầu thầu thực hiện các đề tài theo đơn đặt hàng của địa phương, các đề tài cấp Bộ, Nhà nước được hỗ trợ và cấp kinh phí.
Phần 5 - TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Từ việc xây dựng chiến lược phát triển Trường kinh tế thuộc Trường Đại học Duy Tân đến năm 2025, Nhà trường định hướng phát triển Trường Kinh tế đến năm 2030 như sau:
- Về tổ chức và quản lý, duy trì ổn định hệ thống, định hướng phát triển giáo dục theo lộ trình tự chủ, độc lập về mặt pháp nhân dưới sự giám sát và quản lý của Đại học Duy Tân; tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy với các phòng ban, các khoa, viện nghiên cứu và các trung tâm đào tạo phù hợp với khối ngành Kinh doanh và quản lý, Luật.
- Về đội ngũ cán bộ giảng viên và nghiên cứu viên có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm 40% tổng số giảng viên, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên của các ngành đào tạo dưới 20.
- Về đào tạo, quy mô đào tạo trình độ sau đại học chiếm trên 30% tổng quy mô đào tạo của trường; đảm bảo có ít nhất 5 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, 8 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 15 ngành đào tạo trình độ đại học; đánh giá một số chương trình đào tạo ngành theo các chuẩn kiểm định quốc tế như AASCB, AUN, QS...
- Về người học, thu hút được sinh viên nước ngoài tham gia học tập tại Trường; sinh viên của một số chuyên ngành đủ tiêu chuẩn trao đổi, học tập tại các trường đại học có liên kết. Thu hút tuyển sinh năm sau cao hơn năm trước ít nhất 10-20% và hướng đến quy mô của trường năm 2030 là 15.000 sinh viên.
- Về khoa học công nghệ, giảng viên dành ít nhất 50% tổng thời gian cho NCKH; ít nhất 80% giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có các bài báo, công trình được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước hàng năm; tiếp tục tăng cường NCKH và chuyển giao công nghệ.
- Về cơ sở vật chất, hiện đại hóa cơ sở vật chất đáp ứng chuẩn quốc tế, thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật và công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, đáp ứng yêu cầu học tập nghiên cứu của sinh viên, học viên và giảng dạy của giảng viên, nghiên cứu viên.
- Về tài chính, tự chủ tài chính theo dự toán năm học dưới sự quản lý giám sát của Đại học Duy Tân.